Sự chuẩn bị Trận_Singapore

Anh

Một trong những trọng pháo phòng thủ của Anh dọc bờ biển Singapore

Chỉ huy quân Đồng Minh tại Singapore, trung tướng Arthur Percival có trong tay 85.000 quân, một lực lượng tương đương hơn 4 sư đoàn. Có khoảng 70.000 lính tuyến đầu gồm 38 tiểu đoàn bộ binh— 17 Ấn Độ, 13 Anh, 6 Úc và 2 Mã Lai — cộng thêm 3 tiểu đoàn súng máy. Sư đoàn 18 Anh dưới quyền thiếu tướng Merton Beckwith-Smith vừa mới đến có lực lượng đầy đủ nhưng thiếu kinh nghiệm và sự huấn luyện cần thiết. Tiểu đoàn địa phương thì rất thiếu kinh nghiệm và thậm chí một số trường hợp còn chưa được huấn luyện.[3] Các lực lượng còn lại đều hao tổn lực lượng sau các trận đánh tại Mã Lai.

Percival điều cho thiếu tướng Gordon Bennett 2 lữ đoàn từ sư đoàn 8 Úc để phòng thủ phía tây Singapore, trong đó có vị trí đổ bộ quan trọng tại tây bắc đảo, nơi được bao bọc bởi các rừng đước và rừng già, xen lẫn các sônglạch. Tại trung tâm của "Khu vực phía Tây" là sân bay Tengah, sân bay lớn nhất tại Singapore thời điểm đó. Lữ đoàn 22 Úc được bố trí tại khu vực rộng 16 km² ở phía Tây, và lữ đoàn 27 là khu vực rộng 3.650 m phía tây con đường nối. Các vị trí bộ binh được tăng cường thêm bằng tiểu đoàn súng máy Úc. Dưới quyền Bennett còn có lữ đoàn 44 Ấn Độ.

Quân đoàn III Ấn Độ do trung tướng Lewis Heath chỉ huy, gồm sư đoàn 11 Ấn (thiếu tướng B. W. Key), sư đoàn 18 Anh và lữ đoàn 15 Ấn bố trí tại khu vực đông bắc. Khu vực này tính luôn cả căn cứ hải quân tại Sembawang. "Khu vực phía Nam", bao gồm vùng dân cư chủ yếu ở phía đông nam, được chỉ huy bởi thiếu tướng Frank Keith Simmons. Lực lượng của ông có khoảng 18 tiểu đoàn, bao gồm lữ đoàn 1 Mã Lai, lữ đoàn 12 Ấn Độ và 1 lữ đoàn tình nguyện địa phương.

Những trọng pháo nổi tiếng dọc bờ biển Singapore giữ vai trò quan trọng trong việc phòng thủ. Các khẩu pháo này được trang bị chủ yếu là đạn bọc thép và một ít đạn trái phá. Đạn bọc thép được thiết kế để chống lại các tàu bọc thép và có ít hiệu quả khi chống cá nhân. Một vài phân tích về mặt quân sự cho thấy nếu các khẩu pháo này được trang bị thêm nhiều đạn trái phá thì quân Nhật đổ bộ sẽ chịu nhiều thương vong hơn nhưng dù sao chỉ với các khẩu pháo này không thôi, quân Anh cũng sẽ không ngăn chặn được cuộc đổ bộ của người Nhật.

Nhật Bản

Lực lượng quân Nhật tham gia trận Singapore là Quân đoàn 25 gồm 36.000 quân do tướng Tomoyuki Yamashita (Sơn Hạ Phụng Văn) chỉ huy bao gồm hai sư đoàn lục quân 518, hai sư đoàn thiện chiến nhất của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Sư đoàn thứ ba thuộc Vệ binh Hoàng gia Nhật. Ba sư đoàn này được hai trung đoàn pháo binh và một lữ đoàn chiến xa yểm trợ. Ngoài ra còn có Sư đoàn Không quân số 3 gồm có 450 phi cơ nằm trên căn cứ đất liền, và 150 phi cơ trên hàng không mẫu hạm. Hai trong ba sư đoàn trưởng của Yamashita cũng là những viên tướng rất nhiều kinh nghiệm, đó là trung tướng Takuro Matsui nổi danh tại chiến trường Trung Quốc, chỉ huy sư đoàn 5, và trung tướng Renya Mutaguchi từng là tham mưu trưởng cho Yamashita, chỉ huy sư đoàn 18. Nhưng chỉ huy sư đoàn vệ binh trung tướng Takuma Nishimura là bạn thân với cấp trên của Yamashita là tướng Hisaichi Terauchi, và cũng là bạn của Hajime Sugiyama, tổng tham mưu trưởng Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Nishimura quyết định bất hợp tác và gây nhiều khó khăn cho Yamashita.

Nhờ những đợt thám sát bằng đường không, báo cáo của lính Nhật xâm nhập được vào thành phố và nhất là sau khi làm chủ được tòa tháp cao bên trong hoàng cung Johore, Tomoyuki Yamashita và các tướng dưới quyền đã quan sát và nắm rõ được toàn bộ các vị trí của quân Đồng minh. Từ ngày 3 tháng 2, pháo binh Nhật bắt đầu tiến hành pháo kích vào Singapore. Cường độ cuộc oanh tạc của không quân Nhật trong 5 ngày tiếp theo càng lúc càng tăng cao và nó đã cắt đứt một phần liên lạc giữa binh lính và chỉ huy quân Đồng minh.

Tuy nhiên trước trận đánh quân Nhật cũng gặp nhiều khó khăn. Sự thiếu thốn về nguồn tiếp tế và đạn dược khiến cho Yamashita buộc phải đánh nhanh thắng nhanh quân Anh trước khi họ nhận ra nhược điểm trên của ông. Yamashita cũng dự đoán rằng nếu phải đánh lâu dài với quân Anh, ông sẽ bị đánh bại.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Singapore http://www.awm.gov.au/journal/j37/indians.htm http://www.abc.net.au/4corners/specials/noprisoner... http://www.david-pye.com/index.php?page=pow http://books.google.com/books?id=u5KgAAAACAAJ&dq=M... http://historyanimated.com/pacificwaranimated/inde... http://www.j-aircraft.com/captured/capturedby/hurr... http://www.militaryhistoryonline.com/wwii/articles... http://orbat.com/site/history/historical/malaysia/... http://otterman.wordpress.com/2008/02/08/battle-of... http://www.uhpress.hawaii.edu/cart/shopcore/?db_na...